Tục xông đất ngày Tết ở Thanh Hoá

 Tại một số vùng của tỉnh Thanh Hóa, tục xông nhà do tất cả thanh niên của làng phụ trách mà nhiều người đùa là: Cứ thấy nhà nào mở cửa là nhóm thanh niên xông vào chúc tết. Tục xông nhà này cũng gây ra chuyện dở khóc dở cười cho gia chủ.

Trong khi đó, thông thường, xông nhà hay xông đất có ý nghĩa quan trọng trong những ngày tết, nhìn người khách đầu năm mà có thể đón được cuộc sống của gia chủ trong năm mới cho nên gia chủ rất kén chọn vị khách đầu tiên bước chân vào nhà.
Tại làng Đăng Lâu, Thọ Xuân, Thanh Hóa, từ lâu gia chủ đã không còn khái niệm người đến xông nhà là người mau mắn, hợp tuổi với gia chủ, thành đạt về công danh hay trong làm ăn để mang tài lộc đến; hoặc ăn mặc đẹp, mang theo một chút quà tết hay loại trừ những người gia cảnh khó khăn, đạo đức không tốt hay gia đình đang có chuyện buồn thì phải kiêng cữ…; mà chuyện xông nhà do thanh niên trong làng phụ trách.

Chiều tất niên, thanh niên trong làng tập trung nhau lại, chia nhóm, phân chia “địa bàn” xông nhà để sau giao thừa “hành quân”. Ngay sau giao thừa, mỗi nhóm từ 10 đến 20 thanh niên nam nữ đến gõ cửa từng nhà, hoặc thấy nhà nào điện sáng là “xông” vào. Khi những vị khách đầu tiên đến nhà, dù muốn hay không gia chủ cũng phải mời khách ngồi, rót rượu, bánh mứt mời khách.

Các vị khách vừa “xông” vào nhà vẫn đảm bảo chỉ đến thăm, chúc tết chừng năm mười phút, không ở lại lâu, trưởng nhóm đại diện cầu chúc tết gia chủ, sau đó tất cả nâng ly chúc mừng năm mới. Nếu một thành viên của gia đình có nhã hứng gia nhập đoàn xông nhà thì sẽ xuất hành theo đoàn. Cứ như thế, thành viên của đoàn tăng dần lên, chúc tết khắp các nhà kéo dài đến sáng.


Các bài liên quan



0 Response

Đăng nhận xét