Ăn uống đảm bảo sức khỏe ngày Tết


Không để cơ thể quá đói: Bạn không nên để cơ thể quá đói trước khi ngồi vào mâm cỗ. Bởi ngồi bàn ăn ở trạng thái đói chính là bước đầu tiên dẫn đến ăn nhiều, làm tổn thương thành ruột khi ruột chưa được chuẩn bị để tiếp thu các món giàu chất mỡ và các món ăn giàu năng lượng. Tốt nhất là trước khi ngồi vào mâm cỗ, bạn nên ăn bát súp không hoặc một đĩa nhỏ sa lát rau. Bạn cũng nên hạn chế các món ăn giàu chất mỡ. Các món này gồm: Gà rán, thịt quay, chả nướng... bởi chúng tác dụng xấu trong một thời gian dài đến cơ tim, bộ máy tiêu hóa, ruột, dạ dày.

Không ăn nhiều lạp xưởng: Lạp xưởng không chỉ tiện dụng mà còn rất ngon miệng khi ăn kèm bánh chưng, xôi. Nhưng bạn cũng không nên quá lạm dụng vì trong quá trình chế biến lạp xưởng thường phải có một lượng nhất định sôdium-nitrat (chất chống thối) để lạp xưởng được tươi ngon lâu hơn. Chất này dễ kết hợp với amin trong thịt hình thành một chất có hại cho cơ thể. Nếu lạp xưởng là món khoái khẩu thì sau khi ăn xong, bạn nên ăn thêm các hoa quả tươi hoặc các loại rau xanh. Vì vitamin C có trong rau và hoa quả tươi sẽ giúp cản trở quá trình kết hợp giữa sôdium nitrat và amin, hạn chế nguy cơ gây hại cho cơ thể.

Hạn chế bánh kẹo: Bánh kẹo là thứ không thể thiếu trong các gia đình vào dịp Tết. Tuy nhiên, với các loại bánh ngọt, chocolate, bánh biscuit... bạn cũng chỉ nên dùng với số lượng ít vì chúng không chỉ khiến bạn có nguy cơ tăng cân mà còn khiến tim bạn có nguy cơ trở nên yếu vì chất trans fat (trong một số loại bánh ngọt) tiềm ẩn bên trong.

Không uống cùng lúc rượu và bia: Nồng độ cồn trong bia tuy có thấp nhưng thành phần nước và cacbonic lại nhiều, nên độ thẩm thấu cũng nhanh hơn. Do đó, nếu bạn uống rượu, bia cùng một lúc sẽ làm cho lượng cồn thẩm thấu vào người nhanh hơn, gây kích thích mạnh. Việc này sẽ ảnh hưởng tới việc tạo men tiêu hóa, làm giảm dịch vị, gây ra các triệu chứng như co thắt dạ dày, viêm dạ dày, hành tá tràng cấp... 

Không uống rượu lúc đói: Khi uống rượu, chất cồn sẽ gây cản trở hoạt động chuyển hóa đường của gan. Trong khi gan có nhiệm vụ chuyển hóa thức ăn thành đường cung cấp cho cơ thể. Việc cung cấp này phải diễn ra liên tục, vì nếu không cơ thể sẽ rơi vào tình trạng đường huyết thấp. Do đó, trước khi uống rượu, bạn cần phải ăn các thực phẩm giàu chất bột đường để điều hòa đường huyết. 

Không uống trà đặc ngay sau khi uống rượu: Trà có tác dụng giải rượu, nhưng nó lại gây ra các tác hại khác cho tim mạch, thận vì rượu và nước trà đều có chất kích thích mạnh đối với tim. Với rượu, tim đã phải làm việc tăng lên, nay lại thêm trà vào tim lại phải hoạt động mạnh nữa, dẫn đến hưng phấn quá mức. Người trung niên và cao tuổi càng tránh dùng. Với thận, uống trà ngay sau khi uống rượu cũng làm cho thận phải làm việc quá mức để đào thải các chất kích thích. Việc đào thải đó không kịp sẽ dẫn đến việc ứ đọng chất cồn, lâu ngày dẫn đến dư thừa acid uric, gây bệnh sỏi thận. 

Không nên tắm sau khi uống rượu: Sau khi uống rượu, hoạt động của gan bị ức chế khiến lượng đường vào máu ít đi, tim đập nhanh và quá trình trao đổi chất gia tăng. Nếu sau khi uống rượu mà tắm ngay, nhất là tắm nước nóng, sẽ lại càng khiến tim đập nhanh hơn, quá trình trao đổi chất cũng tăng mạnh, lượng đường glucose dự trữ trong cơ thể bị tiêu hao nhiều, dẫn đến đường huyết giảm đột ngột, thân nhiệt cũng hạ nhanh, rất nguy hiểm cho tính mạng. Vì vậy, sau khi uống rượu, bạn cần phải nghỉ ngơi cho đến khi giã rượu, nhịp tim trở lại bình thường mới tắm. 

Không nên uống quá nhiều nước sau khi đi chơi: Sau khi đi chơi Tết, bạn sẽ thấy rất khát nước. Tuy nhiên, để tránh tăng gánh nặng cho tim, bạn chỉ nên uống nước từ từ với từng ngụm nhỏ.


Các bài liên quan



0 Response

Đăng nhận xét